Bệnh giun sán chó mèo: Biểu hiện và điều trị

Friday, 11/11/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh

Bệnh giun sán chó mèo chui vào đường ruột làm ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi. Không những vậy còn có thể lây lan sang người, nhất là trẻ nhỏ gây kém ăn, nôn mửa, đau nhức mắt. 
1) Biểu hiện khi chó bị giun/ sán:
Giai đoạn đầu: Thường có những biểu hiện trên chó như: đau bụng, chướng bụng, nôn mửa nhiều lần, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Nếu như để vài ngày thì chó của bên sẽ không ăn được nhiều thức ăn có thể thú cưng trở nên gầy yếu dần, hiện tượng rụng lông nhiều, bạn sẽ thấy chúng hay gãi nhiều hơn.

Giai đoạn nặng hơn: Bạn thấy chó đi ngoài liên tục, phân đen và có lẫn máu. Biểu hiện của bệnh giun sán rõ rệt hơn chúng ta dễ dàng nhìn thấy các dấu hiệu như: Lưỡi trắng bệch, có đốm trắng trên lưỡi, khó thở, tiếng kêu khò khè không ra hơi, cơ thể nó trở nên mệt mỏi hơn và việc cử động khó dần. Đồng thời, da của chúng cũng nhăn nheo lại và lông rụng ngày càng nhiều. Lúc này chú chó của bạn có nguy cơ tử vong rất cao vì chúng thiếu máu và khí O2.

Khi chó bị nhiễm bệnh giun sán nặng sẽ có một số biểu hiện như sau:

-  Giảm cân

-  Mệt mỏi

-  Sưng bụng

-  Lông khô, xơ xác và xấu

-  Giun trong phân

-  Thiếu máu, gầy gò, ốm yếu

-  Ăn ít

2) Các loại bệnh giun sán thường gặp trên chó

-   Giun đũa trên chó

Toxocariasis - Infectious Dis. - Medbullets Step 2/3

Toxocariasis, đây là một loại bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người. Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị nhiễm sán chó nhưng trẻ nhỏ hoặc người nuôi thú cưng thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Căn bệnh này được tạo ra bởi 2 loại ký sinh trùng là Toxocara canis (thường được tìm thấy trong ruột của chó) và Toxocara cati (thường được tìm thấy trong ruột của mèo).

Giun trưởng thành thường ký sinh trong ruột vật nuôi và lấy các chất dinh dưỡng của chúng, khi giun đũa ký sinh quá nhiều, đường ruột của vật nuôi sẽ nghẽn hoàn toàn và gây nguy hiểm cho thú cưng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời. Thông thường bệnh giun đũa lây qua nhau thai, qua sữa mẹ, qua việc tiếp xúc phân thú nhiễm giun.

-  Giun móc trên chó

Giun móc – Wikipedia tiếng Việt

Giun móc ký sinh trong ruột non của thú cưng chủ yếu lây truyền qua da với các dấu hiệu nhiễm bệnh như: Viêm da, viêm phổi, viêm ruột, tiêu chảy có máu, niêm mạc nhợt nhạt, chò gầy gò.. một số trường hợp nghiêm trọng dẫn tới thiếu máu, suy nhược có thể gây tử vong cho chó.

-  Giun tóc trên chó

Giun Tóc Ở Chó: Nguyên Nhân Gây Bệnh - Kiến Thức Từ PetHealth

Giun tóc thường ký ở ruột già của chó, lây nhiễm thông qua đường tiêu hóa do chó ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm trứng giun tóc. Bệnh giun tóc trên chó thường gặp ở thú cưng thả vườn cỏ. đặc biệt trong điều kiện ẩm thấp sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh giun tóc rất cao. Các triệu chứng của bệnh giun tóc như: bị viêm đường tiêu hóa, chó đi phân nhầy, tiêu chảy có máu, chó bị thiếu máu và nhanh sụt cân..

-  Bệnh sán dây

Sán dây bò trú ngụ trong nhiều món "khoái khẩu" | Vinmec

Là bệnh do nhiều loại sán dây khác nhau ký sinh ở ruột non gây ra. Sán dây màu trắng dài nhiều đốt, các đốt có thể đứt ra mang theo trứng giun theo phân ra môi trường ngoài để phát triển thành ấu trùng ký sinh trong cơ thể cá. Khi mà chó mèo ăn phải cá chưa được nấu chín sẽ nhiễm bệnh

3) Nguyên nhân chó mèo bị giun/ sán:

Bệnh giun sán lây truyền chủ yếu qua đường miệng. Cụ thể:

  • Vật nuôi ngửi hoặc nuốt phải bãi phân Chó chứa ấu trùng giun móc.
  • Nhiễm giun sán qua kẽ móng chân, da.
  • Hoặc gan bàn chân của Chó tiếp xúc trực tiếp với môi trường chứa ấu trùng giun móc.
  • Thậm chí căn bệnh này còn lây nhiễm qua nhau thai và bú sữa mẹ.

Trứng của giun nằm trong bãi cỏ, nơi thú cưng thường đi vệ sinh, chơi đùa và dính vào chân, hậu môn rồi xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nguyên nhân khiến thú cưng của bạn bị sán là do nhiễm giun từ mẹ thông qua phân hoặc trong khi bú.

Cách tẩy giun cho chó an toàn nhất và những lưu ý khi tẩy giun cho chó

4) Cách điều trị và phòng chống bệnh giun sán
- Đưa chó mèo đi khám thường xuyên để chắc chắn chúng được điều trị trước khi tình trạng nặng thêm. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm phân nhiều lần sau điều trị để đảm bảo rằng giun sán được diệt tận gốc.
- Thực hiện tắm rửa/ tẩy giun định kỳ cho thú cưng, nhất là chó mèo con để làm giảm nguy cơ bị nhiễm giun sán cũng như phòng chống các bệnh đường ruột. (6 tháng đến 1 năm). Bạn cũng nên lưu ý tẩy giun sau bữa ăn 2 đến 3 tiếng để dạ dày chúng có thời gian tiêu hóa hết thức ăn, thuốc giun sẽ ngấm nhanh và mang lại hiệu quả cao hơn.
- Hạn chế cho thú cưng đi tới những khu vực có vật chủ trung gian. Khi chó đi chơi ở ngoài về, cần phải kiểm tra xem có ve rận không. Các loại bọ chét, ve chó cũng là nguyên nhân khiến chó bị bệnh giun sán.
- Ăn thực phẩm chín, chọn những loại thức ăn cho chó hợp vệ sinh. Nguồn nước của chó phải là nguồn nước sạch.
- Chuồng ngủ nơi ở cũng thoáng đãng sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh, không bị ẩm mốc. Xử lý chất thải của thú cưng đúng vệ sinh. Chỗ chó nằm phải luôn khô ráo, thoáng mát.
- Tiêu diệt và ngăn chặn côn trùng xâm nhập vào nhà. Những sinh vật này không những truyền nhiễm giun sán mà còn truyền rận cho thú nuôi nhà bạn.
- Cho chó mèo ăn uống trong nhà và thu dọn thức ăn thừa sau khi ăn xong. Những thực phẩm để ngoài trời rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, mang mầm giun sán và ký sinh trùng nguy hiểm. 

5) Giun sán có lây sang người ?
Vòng đời sán dải chó

- Con người vô tình nuốt phải bọ chét hay trứng sán trong lúc chơi đùa với chó, hoặc tay dính phải trứng sán… rồi nuốt vào bụng, do ăn thực phẩm không nấu chín kĩ hoặc do làm vườn tiếp xúc đất, cát nhiễm ấu trùng. Cụ thể, trẻ em nuốt trứng hay bọ chét có chứa ấu trùng đuôi “ẩn náu” trong thực phẩm, nước uống, rau sống hoặc do bàn tay bẩn nhiễm ấu trùng, nhất là người có móng tay dài sẽ khó vệ sinh, không rửa tay được kỹ cũng tạo điều kiện cho trứng sán dải chó cư ngụ. Hoặc, con người tiếp xúc mật thiết với các thú cưng như liếm, hôn; giữa miệng của trẻ với miệng của cún cưng. Đây cũng là đường lan truyền quan trọng để chuyển mầm bệnh từ lưỡi của thú cưng sang người.

- Khi xâm nhập được vào cơ thể người, nếu không bị thực bào tiêu diệt, các trứng sán sẽ phát triển thành nang sán. Khi nang sán vỡ ra, hàng triệu đầu sán non sẽ theo máu di chuyển đến khắp mọi vị trí trong cơ thể như: gan, phổi, não, dưới da… Nang ấu trùng có đuôi cũng phát triển trong ruột người dưới dạng sán trưởng thành trong vòng 20 ngày.

-  Biểu hiện của bệnh : 

+ Ngứa, nổi mẩn.

+ Đau bụng, đau đầu, khó tiêu.

+ Đau nhức, mỏi, tê bì.

+ Sốt kèm theo thở khò khè.

+ Có thể kèm theo: Gan to, đau bụng mạn tính, viêm phổi, rối loạn thần kinh khu trú, rối loạn thị lực, tổn thương mắt, viêm mắt, tổn thương vùng võng mạc

Giật mình số người nhiễm giun sán từ động vật ở Khánh Hòa

Cần giữ nơi ở sạch sẽ và ăn chín uống sôi, rửa tay thường xuyên để phòng tránh bệnh.

Chúc bạn và thú cưng luôn khỏe mạnh !

Cute Pets - sưu tầm và tổng hợp.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: