Bệnh Parvo và Care ở chó

Saturday, 12/11/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh

2 căn bệnh phổ biến nhất và gây nguy hiểm đến tính mạng của chó, nhất là chó con. Bệnh có thể gây ra các biểu hiện nhẹ ở hoặc gây tử vong ở chó. Mặc dù việc vắc xin đã giúp giảm sự hiện diện của bệnh trong những năm gần đây, mầm bệnh vẫn còn rất nhiều trong môi trường, đặc biệt là ở những thành phố lớn nơi có nhiều chó chưa được tiêm chủng.
1) Bệnh Care: 
Bệnh Care ở chó (hay còn gọi là bệnh sài sốt) có tên khoa học là Fibris Catarrhalis Infectionsa Canium do virus Canine Distemper thuộc nhóm Paramyxo gây nên. 

  • Nguyên nhân gây ra bệnh: 

- Sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là trời mưa nhiều ngày, độ ẩm cao. 
- Bệnh care ở chó lây trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe: do tiếp súc với dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu, phân. Các triệu chứng có thể mất ba tuần mới biểu hiện
- Trong phòng thí nghiệm, các phòng khám thú y: tiêm, uống, bôi niêm mạc mũi đêu gây được bệnh.
Virus care không dễ sống trong môi trường bên ngoài và có thể bị giết bởi phần lớn chất sát trùng nhà cửa.

  • Biểu hiện của bệnh: 

Biểu hiện chó bị Care là viêm niêm mạc tiêu hóa, viêm phổi và triệu chứng thần kinh. Virut xâm nhập vào cơ thể chó qua đường tiêu hóa, đường hô hấp rồi vào máu. Tiếp đó xâm nhập vào các tế bào biểu mô. Thời gian ủ bệnh là 6 – 9 ngày. Chó mắc bệnh này ở hầu hết các lứa tuổi, chó 2 – 3 tháng tuổi bị bệnh sẽ rất nặng và chết với tỷ lệ cao. Ban đầu chó sốt cao 1 – 2 ngày, ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, thích nằm một chỗ. Biểu hiện chó bị Care rõ ràng hơn sau vài ngày sốt lại và đồng thời xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa, hô hấp và da.

  • Ở đường tiêu hóa: viêm dạ dày-ruột, nôn mửa. Chó bị tiêu chảy phân lỏng. Niêm mạc ruột và máu, khát nước.
  • Ở đường hô hấp: viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản rồi thành viêm phổi. Chó khó thở, chảy nước mũi, thậm chí lẫn máu, chảy nước mắt, ban đầu trong, loãng, sau đó đục dần.
  • Ở da: phần da bụng, trong đùi, bẹn, mi mắt xuất hiện những mụn đỏ hoặc vàng. Gang bàn chân thường tăng sinh sau 3 tuần. Chó buồn bả, ủ rũ hoặc hung dữ. Sau co giật các cơ, run rẩy, cuối cùng là bại liệt.

Bệnh Care Ở Chó Con - Chó Bị Care Có Sống Không

Bệnh care ở chó: chữa bây giờ hoặc không bao giờ

Bệnh care ở chó là gì? 5 triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh Care

  • Cách chữa trị : 

- Khi chó bệnh thì phải cách ly để tránh lây nhiễm sang chó khỏe khác và đưa chó đến các phòng mạch Thú y để được hướng dẫn điều trị. 
- Có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn kế phát như: Vime-Tobenh-ho-cra, Amoxi 15 % LA, Vimexyson C.O.D, Spectylo, Lincocin 10%….
Kết hợp với các thuốc bồi dưỡng, trợ sức sau: vitamin C, B, Na.campho, multibio 3ps, complex fortified , Paravet, Atropin, Na.campho,…
- Chống nôn, bổ sung điện giải: Ngưng cho ăn, uống và thuốc đường miệng nếu chó bị ói mửa và tiêu chảy. Tiêm thuốc chống nôn và bổ sung dung dịch điện giải như Lactated Ringer nên được đưa vào đường tĩnh mạch hay dưới da. Phụ thuộc vào tình trạng mất nước của chó bệnh. Hoặc dùng Conyzoides lỏng (không dùng conyzoides nước, vì quá đắng, chó không kích ứng tiêu hóa), dùng một lượng nhỏ là đủ, dùng 2 lần/ngày.
- Chống rối loạn thần kinh: Điều trị cho rối loạn thần kinh bằng Dexamethasone (2,2 mg/kg, tiêm mạch máu). Kiểm soát co giật được tốt nhất với Diazepam tiêm tĩnh mạch (Parenteral diazepam; 0,5 đến 2 mg/kg, đặt trực tràng hay tiêm tĩnh mạch chậm).
- Ho và hen suyễn: Chọn thuốc trung y, nhưng không nên dùng nhiều, khuyến khích dùng dạng siro 3 lần/ngày.
- Những triệu chứng khác : Nếu chó không có cảm giác ngon miệng thì nấu chó cho ăn. Cháo bao gồm: rau trộn, thịt băm nhỏ. Tốt nhất là không nên cho gan vào. Sau đó đổ vào miệng chó. Nếu không cách nào ăn vào hoặc vừa ăn vào liền nôn ra nên truyền dịch Inosine kết hợp với 10% glucose và vitamin C.
- Tăng cường miễn dịch: Có điều kiện nên chọn huyết thanh, kháng thể Immunoglobulin,  kháng thể đơn dòng Thymosin. Có thể chọn viên nang uống, nếu dùng viên nang, một lần hai viên, uống 2 lần/ngày. Dùng nước ấm hòa tan. Nếu dùng thuốc viên, một gói phân thành hai lần uống, dùng nước hòa tan.

  •  Phòng chống bệnh :

- Chó cần được tiêm ngừa theo chỉ định của bác sĩ. Chó con được sinh ra từ chó mẹ đã chích ngừa sẽ có kháng thể của mẹ giúp bảo vệ chó con không bị nhiễm bệnh trong vài tuần đầu tiên. Chó con sẽ dễ bị mắc bệnh khi lượng kháng thể mẹ truyền bị giảm đi. Chính vì vậy, việc chích vắc xin để phòng ngừa bệnh cho chó là cần thiết. Tiêm phòng cho chó lúc 2 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Care (VN) hoặc dùng vaccine DHPPi + L (Hà Lan) phòng cùng lúc 5 bệnh Carê, Viêm gan truyền nhiễm, Bệnh Parvovirus, Phó cúm, Lepto.
- Chăm thực hiện vệ sinh thú y. Chuồng trại, nơi ở của chó phải được làm vệ sinh định kỳ, hạn chế môi trường truyền bệnh, vi khuẩn sinh sôi. Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng bằng chế độ dinh dưỡng tốt và an toàn cho sức khỏe của cún con.
- Những con chó mắc bệnh phải  được cách ly hoàn toàn với các con vật khác. Chó mới mua về phải cách lý riêng biệt và theo dõi ít nhất 14 ngày sau mới cho hòa nhập đàn.
2) Bệnh Parvo: 
Bệnh Parvo (Canine Parvovirus) là một loại bệnh siêu vi rất dễ lây lan, biểu hiện ở 2 dạng khác nhau trong tim và ruột. Bệnh Parvo trên chó thường được gọi là bệnh Parvovirus hay viêm ruột truyền nhiễm do virus. Virus được bài tiết qua phân và tồn tại trong môi trường.
Bệnh không có thuốc đặc trị mà chỉ có thuốc hỗ trợ thế nên đây được xem là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể bị nhầm lẫn với những bệnh khác như: vi rút Corona, viêm ruột xuất huyết do vi khuẩn, bệnh trùng cầu và giun móc phá hoại. Vậy nên không được tự ý chữa tại nhà mà cần đến cơ sở uy tín để thăm khám.

  •  Nguyên nhân: 

- Bệnh truyền nhiễm trực tiếp từ loài chó với nhau. Qua phân thải có chứa virus phát tán trong môi trường. Thậm chí, các phương tiện giao thông như lốp xe, giày dép có dính phân chó bị nhiễm bệnh. Hay bàn tay tiếp xúc của con người từ chó ốm sang chó khỏe cũng có thể làm lây lan bệnh. Đó là lý do vì sao nhiều chú chó cũng có thể bị nhiễm bệnh ngay cả khi chúng không hề rời khỏi nhà.
- Bệnh cũng bùng phát khi trời chuyển mùa, nắng mưa thất thường, nóng lạnh đột ngột.


Bạn biết gì về căn bệnh nguy hiểm ở chó mang tên Parvo?

Lây nhiễm ParvoVirus qua phân 
 

Biểu hiện: Thời gian ủ bệnh của bệnh Parvo ở chó là khoảng 5-7 ngày. Bệnh biểu hiện ở 3 dạng chính:

-  Dạng viêm ruột
Thường phổ biến nhất, bị nhiễm ở chó từ 5 đến 10 tuần tuổi. Sốt kéo dài từ lúc bị bệnh đến lúc bị tiêu chảy. Con vật ủ rũ, bỏ ăn, nôn mửa, mệt mỏi. Virus tấn công tế bào ruột, gây xuất huyết ruột, tiêu chảy phân có lẫn máu, hôn mê, mất nước nhanh. Chó có phân màu hồng hoặc có máu, niêm mạc ruột và chất nhầy, phân còn có mùi tanh rất đặc trưng.

Chó nhỏ dưới 3 tháng tuổi chết nhiều bởi do tiêu chảy mất nước, mất cân bằng điện giải, shock do nội độc tố và nhiễm trùng kế phát. Nếu được chữa khỏi có khả năng miễn dịch lâu dài.

-  Dạng viêm cơ tim

Hình thức này thường phổ biến ở chó con từ 4 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi và những con chó bị suy tim cấp do virus tấn công gây ra hoại tử tim. Chó thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt hay thâm tím sẽ chết. Động vật thường không có biểu hiện hay bất kỳ triệu chứng nào nhưng chết đột ngột.

Trong các trường hợp khác chó có thể thiếu máu nghiêm trọng, niêm mạc nhợt nhạt, khó thở, nôn mửa, la hét và tử vong. Tỷ lệ tử vong lên đến 50%.

-   Dạng kết hợp tim - ruột

Thường xảy ra ở chó 6 - 16 tuần tuổi, động vật chết sau 24 giờ kể từ triệu chứng đầu tiên: do tiêu chảy, thiếu máu, sốc tim và phù phổi.

 

Chó bị bệnh Parvovirus suy kiệt rất nhanh

 

Thông tin kĩ thuật - CHÓ BỊ PARVO

Chó bị Parvo

  •  Cách chữa trị : 

- Kịp thời bổ sung nước, chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng kế phát.
– Cách ly con vật ốm để nơi sạch sẽ, thoáng mát, cung cấp đủ nước uống và đặc biệt tránh cho chó uống phải nước bẩn.
– Cắt nôn bằng cách tiêm dưới da atropin hay primperan.
– Tiêm truyền tĩnh mạch nước muối sinh lý 0.9%, Ringer lactac, glucozo 5%,….

  • Phòng chống :

- Định kỳ tiêm phòng vaccine cho chó. Tiêm vaccine lần đầu khi chó đạt 6-7 tuần tuổi, nhắc lại 3-4 tuần và định kỳ tái chủng 1 năm 1 lần.
- Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh
- Những con chó ốm cần phải được cách ly, không được tiếp xúc với những con chó khỏe mạnh
- Định kì đến phòng khám kiểm tra, xét nghiệm để nắm bắt được tình hinh sức khỏe của bé và phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi đang ủ bệnh

 

Cute Pets - sưu tầm, tổng hợp....

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: