-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách chăm sóc chó /mèo mang thai
Tuesday,
15/11/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh
Chó mèo mang thai là thời kì nhạy cảm và đặc biệt quan trọng đối với mỗi loài vật. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và chuẩn bị tốt nhất để thai kì được thành công, không ảnh hưởng xấu đến tâm lý chó/ mèo mẹ.
1) Chó mang thai
Thông thường, một chú chó bình thường sẽ mang thai trong vòng 58-63 ngày. Quãng thời gian này được chia làm ba giai đoạn cột mốc: đầu thai kỳ, giữa thai kỳ và cuối thai kỳ.
Tuy nhiên, ở một số dòng chó nhỏ và mang thai ít như Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua… thì thời gian mang thai của chúng sẽ kéo dài hơn 2 tháng
Dấu hiệu chó mang thai:
- Chó: Trong thời gian đầu của chu kỳ mang thai, thường không có dầu hiệu rõ rệt. Phải đến tuần thứ 2 – 3 mang thai, cún nhà bạn sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng dưới đây:
- Chán ăn hoặc bỏ ăn (những chú chó thường chỉ ăn một chút thức ăn, không ăn cơm hoặc có thể bỏ ăn vài bữa). Trong trường hợp này, các bạn nên cho chúng uống thêm sữa và cho chúng ăn những loại thức ăn mà chúng yêu thích.
- Mệt và rất hay nằm: sau khi phối giống, chú chó của các bạn xuất hiện những triệu chứng như thế này là rất bình thường.
Đừng vì như vậy mà cho chúng uống thuốc – rất nguy hiểm.
Khi chú chó của gia đình bạn mang thai từ tuần thứ 5 – 6 trở đi, cơ thể của cún sẽ xuất hiện rất nhiều những dấu hiệu:
- Bầu ngực bắt đầu to, đầu ti của cún cũng to và hồng hào hơn.
- Bụng của cún bắt đầu phát triển và to dần.
- Khi đến tuần thứ 7, chó con trong bụng chó mẹ sẽ bắt đầu đạp. Bạn có thể nhìn rõ cử động của chó con.Thời gian trước khi sinh từ 7 – 9 ngày, bầu ngực của chó sẽ căng cứng, có những con sẽ bắt đầu tiết sữa.Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để tiết sữa nên là 1 – 2 ngày (nếu như sữa xuất hiện quá sớm sẽ dẫn đến hiện tượng đẻ non hoặc sảy thai).
Chó mang thai nên có chế độ dinh dưỡng gì ?
- Sự thay đổi về nội tiết sẽ làm chó có xu hướng biếng ăn hơn, bạn nên chọn các loại thức ăn cho chó có mùi vị thơm ngon, kết cấu mềm mịn để kích thích ăn uống
- Giai đoạn từ 6 tuần tuổi, đây là giai đoạn phát triển của chó con. Chính vì vậy, giai đoạn này các bạn phải thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng của chó con. Trong thời gian này, các bạn nên cho chó ăn thành nhiều bữa (khoảng 4 – 5 bữa). Nên bổ sung cho chó mẹ những loại thức ăn cho chó chứa nhiều đạm, giàu chất xơ, đặc biệt cần bổ sung sắt để tránh thiếu máu.
- Bổ sung thêm nhiều chất đạm cho cún. Trứng vịt lộn và thịt bò là 2 loại thức ăn vô cùng tốt cho cún trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, 1 tuần chỉ nên cho cún ăn 1 – 2 bữa/tuần.
- Vào những tuần 7-9, chó mẹ ăn uống khá thất thường. Lúc đầu sẽ ăn rất nhiều nhưng càng đến khi gần chuyển dạ, Boss sẽ ăn rất ít. So với thời kỳ đầu, chu kỳ cuối chó bầu cần được nạp calo nhiều hơn 30-50%. Những loại thức ăn cho chó bầu mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa như: pate, soup thưởng sẽ là lựa chọn hàng đầu.
Chó mang thai có nên tắm ?
- Trong giai đoạn từ tuần thứ 3 – 7 hoặc 8 các bạn hoàn toàn có thể tắm cho cún. Tuy nhiên, bạn nên tắm cho chúng thật nhẹ nhàng, sử dụng sữa tắm thích hợp. Nếu như chú cún của bạn không hợp tác, không nên ép chúng hãy nhẹ nhàng vỗ về chúng.
- Trong giai đoạn cuối chu kỳ mang thai và khoảng 1 tháng sau khi sinh, các bạn không nên tắm cho chó mẹ vì rất dễ đến hiện tượng cảm lạnh, dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai ở chó hoặc sinh thiếu ngày.
Dấu hiệu chó sắp đẻ ?
- Mệt mỏi, không muốn di chuyển nhiều.
- Bụng lớn, phần bầu ngực tiết ra sữa.
- Cún bắt đầu cào chuồng, cào tường và đi vòng tròn tại khu vực đó – đây là hiện tượng tìm ổ đẻ.
- Cún sẽ há miệng để thở (kể cả thời tiết lạnh), thở lớn phát ra tiếng động.
- Ngoài ra, ở một số chú cún sẽ có mùi hôi hơi khó chịu so với bình thường.
- Chó sẽ uống nhiều nước, có xu hướng đi tìm những chỗ có nước mát để nằm.
Trong những ngày trước khi đẻ, ở một vài chú cún có thể xuất hiện hiện tượng chán ăn hoặc bỏ ăn
Trong quá trình mang thai, các Sen nên chuẩn bị ổ ấm cho chó mẹ, kết hợp với định kì đưa chó đi siêu âm/ khám thường xuyên.
2) Mèo mang thai
Chu kỳ mang thai của mèo khoảng 58 đến 67 ngày. Trong thời gian mèo mang thai, bạn nên đưa đi siêu âm tối thiểu một lần để biết chính xác thời gian đẻ. Siêu âm cũng giúp bạn biết được số lượng mèo con trong bụng. Điều này khá quan trọng bởi có thể tránh được việc để sót con, sót rau khi mèo sinh.
Dấu hiệu mèo mang thai :
- Cụ thể phần lưng và bụng. Khi mang thai, lưng mèo sẽ hơi cong và bụng phình to giống hệt người mang thai. Bên cạnh đó, quan sát núm vú cũng giúp bạn biết mèo cưng có mang thai hay không. Nếu núm vú to, hồng hoặc tiết ra sữa chứng tỏ mèo cưng của bạn đã mang thai. Tuy nhiên, cách quan sát núm vú không chính xác hoàn toàn bởi ngay từ khi động dục núm vú của mèo đã có sự thay đổi.
- “Tâm trạng” của mèo cưng khi mang thai cũng giống như người khi mang thai. Có con trở nên thân thiện nhưng có không ít con trở nên “nóng nảy”, thích cào cấu chủ nhân. Khi mang thai khoảng 3 đến 4 tuần tuổi, mèo cưng có thể có dấu hiệu buồn nôn, nôn khan. Nếu thấy mèo nôn quá nhiều, tốt nhất bạn nên đưa đến gặp bác sĩ thú y.
Dinh dưỡng khi mang thai:
- Không cho mèo ăn đồ cay, chát, chua… Tránh để mèo ăn đồ ăn cứng vào bụng. Không cho mèo ăn quá nhiều nhằm tránh cho mèo bị béo phì, hoặc thai to gây khó đẻ.
- Bổ sung vitamin và thực phẩm bổ sung
- Bổ sung thêm tinh bột cho mèo
- Chuyển sang thức ăn ướt cho mèo con :Thực ra, thức ăn dành cho mèo con sẽ chứa phần trăm lượng dinh dưỡng và vitamin cao hơn thức ăn dành cho mèo trưởng thành, và cung cấp được lượng protein và calo cần thiết cho thời kỳ mang bầu.
- Trộn protein vào thức ăn bình thường của mèo: Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo năng lượng hoạt động đặc biệt cho cơ thể của mèo mang thai. Hãy thật sự dành dưỡng chất cho mèo vào khoảng thời gian này.
- Mèo mẹ có thể kén ăn trong giai đoạn này nên bạn hãy thử các loại thức ăn chứa hàm lượng protein cao có mùi vị hấp dẫn và thực sự dễ ăn.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày : Sau khi thời gian mang thai đã đi qua nửa thì lúc đó mèo sẽ biếng ăn vì vậy ngày từ đầu trong thơi gian mang thai bạn nên có mèo ăn theo nhiều bữa nhỏ nhưng dưỡng chất lại phải cao để bỏ sung đủ chất cho mèo khi hạ sinh mèo con
Dấu hiệu mèo sắp đẻ:
- Mèo mẹ từ chối thức ăn, hành động bồn chồn và tìm một nơi kín đáo để ở. Đó có thể là dấu hiệu quá trình chuyển dạ của mèo mẹ.
- Bồn chồn, cào bới ổ, kêu nhiều, quấn chân cầu cứu chủ nhân, thường là người mà nó tin tưởng nhất.
- Nhiệt độ cơ thể mèo mẹ của bạn sẽ giảm xuống khoảng 37,8 độ C trong 12 – 24 giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ.
- Ngay trước khoảnh khắc sinh con, mẹ có thể trở nên trầm tính hơn, xuất hiện kích động và muốn rửa mình liên tục.
Việc sinh nở sẽ bắt đầu bằng những cơn co thắt bụng mạnh, sau đó là một chút dịch tiết từ âm đạo của mèo. Nếu âm đạo tiết dịch nặng và đen, hoặc có màu máu, hãy liên hệ với bác sĩ thú y.
Những lưu ý trong thời gian mèo mẹ đang sinh nở :
Mèo là loài có khả năng sinh sản độc lập vậy nên, hãy để nó sinh một cách tự nhiên. Trong lúc chuyển dạ, nếu bạn thấy mèo mẹ có những dấu hiệu sau thì cần đưa tới bệnh viện thú ý ngay:
- Nếu thấy quá trình chuyển dạ quá lâu (1 giờ).
- Cơn đau bụng và co thắt tử cung đã kéo dài xuyên suốt hơn 15 phút mà mèo vẫn chưa thể sinh đẻ.
- Một phần bào thai (nhau thai) nhú ra khỏi âm hộ nhưng vẫn không thấy dấu hiệu mèo mẹ có thể sinh được.
- Sau khi sinh xong, bộ phận sinh sản của mèo mẹ bắt đầu có biểu hiện chảy mủ và có mùi hôi khó chịu.
Chuẩn bị gì cho mèo sắp sinh ?
- Nhiệt độ: Tốt nhất bạn dùng túi sưởi túi chườm, cắm nóng và đặt dưới cùng lớp đệm trong ổ mèo, để giúp nâng nhiệt độ ổ và giúp mèo mẹ tiết sữa tốt hơn.
- Vệ sinh: Không tắm cho mèo mẹ sắp sinh hoặc mèo vừa sinh con, không tắm cho mèo con dưới 1 tháng tuổi, tránh giảm thân nhiệt gây nguy hiểm.
- Bỏ ăn – bỏ uống: Trong vòng 24 – 48 giờ đồng hồ từ khi sinh nở, mèo mẹ có thể quá quấn con nên bỏ ăn, bỏ cả uống… việc cần làm lúc này chỉ là pha sữa sẵn để mèo uống ngay khi nó muốn.
- Ăn nhiều: Mèo sau khi sinh vài ngày ăn rất nhiều có thể gấp 2, 3 lần bình thường, chính vì thế bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều thức ăn đủ dinh dưỡng để mèo mẹ ăn bất cứ khi nào muốn.
Thức ăn cho mèo vừa đẻ:
- Ăn nhiều cơm: Sau khi sinh, mèo mẹ cần sữa, cơm cung cấp lượng carbohydrate cao, giúp tiết sữa tốt hơn mà không quá tốn kém (tăng lượng cơm từ 10% lên 30%).
- Thịt: thịt gà, thịt lợn, thịt bò, cá, trứng gà, trứng chim, trứng vịt lộn. Nấm nút xắt nhỏ bổ sung Vitamin D (<10% bữa ăn). Đậu phụ bóp vụn bổ sung Vitamin D và Canxi (<10% bữa ăn).
- Sữa ấm: pha sữa loãng cho mèo, hoặc sữa tươi. Khi sữa nguội hoặc thay đổi chất lượng cần phải đổ đi thay sữa mới. Nếu có điều kiện bạn nên sử dụng sữa dinh dưỡng chuyên dụng cho mèo, tốt hơn rất nhiều và an toàn hơn.
Trong quá trình chó/ mèo mang thai, bạn đặc biệt không nên tiêm vắc xin, tẩy giun, hay dùng thuốc cho mèo mang thai bởi vì một số loại thuốc có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh hay hư thai. Nếu bạn thật sự cấp thiết phải sử dụng cho bé mèo nhà mình thì hãy tham khảo qua ý kiến của bác sĩ thú y trước để đảm bảo an toàn cho mèo bầu nhé !
Cute Pets- sưu tầm, tổng hợp.