CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH GHẺ Ở CHÓ

Wednesday, 09/11/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh

Chó mèo rất dễ gặp các bệnh về ngoài da như: viêm da, nấm, ghẻ, rận... Bệnh làm cún ngứa ngáy khó chịu và làm mất đi vẻ đẹp của lông chó. Vậy làm cách nào để phòng ngừa và chữa trị bệnh ghẻ cho chó: 
1) Nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ ở chó:

  •  Ghẻ Sarcoptes là bệnh gây ra từ kí sinh trùng sống kí sinh, thuộc một phần của họ ve bét lớn hơn thường có tên gọi “scab mites” (ve bét gây vảy da), liên quan đến ghẻ Psoroptes spp. thường nhiễm trên da động vật nuôi.


Soi da phát hiện ghẻ

Loại ghẻ này không nguy hiểm và sau khi khỏi, chó sẽ hoàn toàn khỏe mạnh không có di chứng. Tuy nhiên trường hợp ghẻ lở nặng có thể dẫn đến một số bệnh nhiễm trùng thứ phát do nấm và vi khuẩn, tạo nên những vòng trắng, bong vẩy rụng lông tại vùng da bị kích ứng. Ghẻ Sarcoptes có thể dễ dàng lây sang da người, nhất là trẻ nhỏ. Khi loại ve bét gây bệnh ghẻ lở Sarcoptic lây truyền sang người, chúng có thể gây ra những nốt sưng đỏ trông như vết muỗi đốt nhưng sau vài ngày cách ly sẽ tự khỏi.

  • Ghẻ Demodex: Là bệnh ghẻ gây ra do ký sinh trùng Demodex Canis gây ra. Loại ghẻ này đào tổ sâu trên da chó, rất khó chữa và tỏa ra mùi hôi, có thể gây ra các mảng “lông thưa” hay trụi lông. Thường thì mảng da nhỏ này sẽ không bị viêm hay kích ứng, không gây ngứa nghiêm trọng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên loại ghẻ này không thể lây lan sang người.

    Demodex Folliculorum: Symptoms, Causes, and Treatments

Ngoài ra, Chó bị ghẻ có thể do môi trường sống mất vệ sinh, không được làm vệ sinh da lông đúng cách và thường xuyên.
Cũng có thể bị ghẻ lây do tiếp xúc với những con chó đã bị bệnh sẵn. 
2) Triệu chứng bệnh ghẻ ở chó
Ngứa: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Nếu bạn thấy chó dùng chân gãi nhiều hay cọ, chà xát vào tường, hay lăn lộn cọ xát trên mặt đất mà không phải do côn trùng đốt thì chó có thể đã bị gẻ.

Rụng Lông: Nếu chó rụng lông thành từng mảng tạo thành những vùng trụi lông nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu ghẻ.

Vảy Gàu: Sau khi rụng lông, trên lông và da của chó sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều vảy gàu, dần khô lại và bong tróc.

Nốt Đỏ Ghẻ: Chó bị nổi các nốt đỏ lăn tăn xung quanh cơ thể, tập trung ở những vùng xung quanh lông bị rụng và không đỏ tấy.
Da : Da bắt đầu dày lên và sừng hóa, có thể có vết chảy máu do gãi nhiều, hoặc da phát đỏ do gãi. Vị trí phát ghẻ thường ở khuỷu chân, dưới bụng, sau tai, gần hậu môn, xung quanh mắt, sống mũi…. hầu hết các vùng da mỏng.


Cách chữa trị bệnh ghẻ cho chó mèo - PetCare

Chó Bị Ghẻ: Dấu hiệu, Nguyên nhân & Cách điều trị

Chó bị ghẻ phải làm sao để điều trị khỏi?

Bệnh ghẻ ở mèo | Cách điều trị

Bệnh ghẻ ở mèo | Cách điều trị

3)  Cách chữa trị bệnh ghẻ :
- Cần xác định đúng loại ghẻ và mang đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Những trường hợp mắc bệnh ghẻ Sarcoptes đòi hỏi sự thăm khám khẩn cấp hơn so với bệnh ghẻ Demodex. Cơn ngứa dữ dội do cái ghẻ có thể khiến chó cưng vô cùng khốn khổ (và quan trọng hơn là bệnh nhanh chuyển biến sang những vấn đề về sức khỏe khác), việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều cấp thiết.
- Trước khi bôi thuốc cần cắt sạch lông trong vùng tổn thương, cạo các nốt mụn và tắm cho chó. Nên tắm cho chó bằng sữa tắm chuyên dụng của chó, mèo.
- Tắm bằng nước sắc các loại lá chát: lá đào, lá xoan, lá xà cừ, lá trầu không hay lá trà xanh...

Nấu lá Trầu không tắm cho chó cưng siêu mập cực vui nhộn - YouTube

Dùng thuốc bôi để trị bệnh ghẻ ở chó

- Dùng 1 trong các thuốc sau đê bôi lên chỗ ghẻ: D.E.P (Diethyl phthalate), extopa, trinaghe, tribeloda, amitraz 0.025%. Bôi những chỗ lông bị rụng và rộng ra xung quanh, ngày bôi 2-3 lần; bôi nhiều ngày.
- Tiêm thuốc trị ghẻ
- Hanmectin của Hanvet sản xuất, liều 1ml/10kg thể trọng.
- Các loại thuốc tiêm nên sử dụng 1 lần/tuần; liệu trùng 4-5 lần. Mỗi lần tiêm thuốc phải tổng vệ sinh tẩy uế khu vực nuôi chó.
- Đối với ghẻ Demodex hầu như các cách trên không hiệu quả nhiều, tốt nhất hãy tiêm phòng ghẻ cho chó ngay từ khi còn nhỏ.
- Sử dụng các loại xà phòng chuyên dụng để tắm chứ không dùng các loại thông thường.

4) Lưu ý khi chữa bệnh ghẻ ở chó: 
- Phải rọ mõm chó trước khi bôi thuốc để không cho chó liếm thuốc tránh trúng độc.
- Dụng cụ chăm sóc, nuôi dưỡng chó phải được sát trùng bằng thuốc sát trùng và được phơi khôi dưới ánh nắng mặt trời.
- Bệnh ghẻ ngầm cần được điều trị lâu dài, điều trị làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 5-7 ngày. Trường hợp bị ghẻ toàn thân, không nên bôi thuốc toàn bộ cơ thể một lúc mà nên chia cơ thể ra từng phần và bôi thuốc vào các thời điểm khác nhau, tránh gây độc cho chó.
- Phải cách ly chó bệnh ở khu riêng biệt, có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng và áp dụng phác đồ điều trị tổng hợp: dùng thuốc trị ghẻ kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh chữa triệu chứng và thuốc trợ sức trợ lực để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chó.
5) Phòng chống bệnh ghẻ: 
- Tiêu độc chỗ ở, chuồng trại của chó bằng các dung dịch sát trùng: chloramin B 0.5%, nước vôi 10%.
Sau khi phun, rửa sát trùng chuồng, đệm lót các dụng cụ nuôi dưỡng chăm sóc khác cần phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng Megaderm để dưỡng lông cún chắc và mịn. Đồng thời duy trì chế độ phơi nắng mỗi ngày và dinh dưỡng phải luôn luôn tốt. Phải xử lý các vết thương ngay sau khi vừa có triệu chứng tái bệnh lại ở thể nhẹ.
- Kiêng với đồ biển các loại tôm cua cá và thịt gà cho chó.

 

Cute Pets - Sưu tầm, tổng hợp.

 

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: