-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chăm sóc chó mèo vào thời điểm giao mùa
Monday,
21/11/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh
Thời điểm giao mùa: nồm ẩm, rét buốt, nắng nóng, mưa rào là những hiện tượng thời tiết cần chăm sóc thú cưng cẩn thận để con vật không mắc các bệnh truyền nhiễm và bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
1) Trời nồm ẩm: Bệnh thường gặp là nấm da, ghẻ, viêm da gây ảnh hưởng đến bộ lông và da cún. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng thường kéo dài, khó trị dứt điểm một khi đã gặp phải hoặc không đúng phương pháp bởi vậy cần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Vệ sinh, chăm sóc chó thường xuyên
- Thường xuyên tắm cho chó, và nên sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội cho chó chuyên dùng có tác dụng khử khuẩn, khử mùi cao và dưỡng lông mềm mượt. Bạn cũng nên thường xuyên chải lông cho chó bằng lược mau để tránh rối lông, bết dính và loại bỏ các ký sinh trùng đang trú ngụ trên lông.
Điều trị sớm, dứt diểm các bệnh lý về da và ký sinh trùng
- Chủng nấm gây viêm da ở chó như: Aspergillus, Candida, Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton… Các vi nấm này gây bệnh cho chó, làm chúng bị rụng lông, nổi mẩn đỏ, ngứa da hoặc chỉ gây ra các tổn thương kín đáo nơi lỗ tai, mắt rất khó nhận biết, đặc biệt có thể lây bệnh cho người. Nếu phát hiện sớm, bạn có thể đến các hiệu thuốc thú ý, cửa hàng bán đồ cho chó để mua kem bôi đặc trị nếu vẫn không khỏi thì cần tới bác sỹ.
- Các loại ký sinh trùng thường dễ phát hiện hơn như: ve, rận, ghẻ, bọ chét…tuy nhiên nếu không để ý phát hiện sớm cún có thể bị nhiễm trùng da do bị nhiều vết cắn hoặc nặng hơn là bị thiếu máu làm cơ thể ốm yếu, giảm sức đề kháng dẫn tới dễ mắc các bệnh lý khác. Bạn cần sử dụng các thuốc điều trị ve rận cho chó đặc trị như: Revolution, Oridermyl…
- Ghẻ là một loại bệnh chó mèo phổ biến có tên khoa học là Sarcoptes scabiei var. Bệnh lý này có thể gây ngứa ngáy, rụng lông, khó chịu, lở loét, mẩn đỏ ở thú cưng và có thể lây sang người. Bệnh ghẻ trên chó mèo có thể phòng ngừa và điều trị bằng cách giữ vệ sinh nơi ở và thường xuyên tắm rửa bằng xà bông chuyên dụng cho thú cưng. Trong trường hợp chó mèo bị ghẻ bạn có thể dùng thuốc Benzyl Benzoate hoặc Sulfur,…
Chú ý chế độ dinh dưỡng
- Khẩu phần ăn thiếu protein, vitamin A, Vitamin E, acid béo,… sẽ làm cho da lông xơ xác, dễ gãy. Bởi vậy, bạn cần chú ý cân bằng các loại thức ăn cho chó trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thường xuyên cho chó ăn các loại thức ăn khô, thức ăn hạt đóng gói, đồ hộp… cần chú ý tới các công bố về chỉ tiêu hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm.
Phát hiện kịp thời các bệnh lý nội tiết, di truyền
Sự rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, sự thiểu năng tuyến giáp làm mất cân bằng hormone, hội chứng Cushing làm chậm hoặc ngăn sự phát triển của lông, làm cho bộ lông trông thưa và mỏng hơn. Suy giảm miễn dịch hoặc một số bệnh do di truyền gây sừng hóa mô biểu bì. Bạn cần sớm phát hiện và đưa cún tới bác sỹ để được tư vấn điều trị kịp thời bằng thuốc.
Việc chăm sóc bộ lông cho cún cưng cần có thời gian và phải duy trì đều đặn thường xuyên, như vậy những chú chó của bạn mới có được bộ lông khỏe mạnh, cơ thể tốt vào mùa mưa nồm ẩm ướt.
2) Trời mưa nhiều, trời lạnh: Bệnh dễ gặp là bệnh viêm phổi, bệnh Care, viêm phế quản truyền nhiễm.
- Bệnh Care (Sài sốt)
Một trong những bệnh lý thường gặp ở chó cưng chính là bệnh care hay sài sốt. Đây là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở đối tượng chó con từ 2 – 6 tháng tuổi và có thể gây chết. Bệnh sài chó hiện chưa có thuốc đặc trị, bạn cần chú ý đến các biểu hiện của cún cưng để có phương pháp chữa trị phù hợp. Vì chưa có thuốc đặc trị nên các Sen nên đưa thú cưng đi tiêm phòng hoặc mua vắc xin phòng sài sốt và tiêm ngay khi các bé được 3 tháng tuổi.
- Viêm phế quản truyền nhiễm
Viêm phế quản truyền nhiễm còn được biết đến với tên gọi ho cũi chó. Đây là một trong những bệnh chó mèo thường gặp vào thời điểm giao mùa hoặc mùa đông lạnh tại Miền Bắc. Bệnh lý về đường phế quản này thường gặp ở loài chó do các bé gặp lạnh và độ ẩm trong không khí cao. Để tránh nguy cơ cún cưng mắc bệnh ho cũi tốt nhất bạn không nên để cún đến nơi tập trung nhiều động vật, nơi công cộng vào thời tiết giao mùa. Khi pháp hiện cún mắc chứng ho cũi bạn nên đưa các bé đến phòng khám hoặc theo dõi và chăm sóc các bé tại nhà.
- Bệnh viêm phổi
Viêm phế quản hoặc bội nhiễm từ các bệnh truyền nhiễm khác ở thú cưng nếu không được xử lý tốt có thể dẫn đến viêm phổi. Để ngăn ngừa bệnh lý này bạn cần đảm bảo chỗ ở của chó mèo luôn sạch sẽ, khô thoáng, thức ăn đáp ứng đủ dinh dưỡng. Ngoài ra các Sen nên cho thú cưng điều trị bệnh bằng cách dùng thêm các thuốc kháng sinh như: Erythromycin, Kanamycin, Penicillin,… giúp phòng ngừa hỗ trợ điều trị.
Biện pháp:
- Những ngày này, cần chú ý che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, nhất là những ngày có gió mùa đông bắc. Tốt nhất chủ động che chắn chuồng trại cho con vật vào ban đêm vì thời điểm giao mùa này sáng sớm thời tiết thường trở lạnh hoặc có gió mùa đông bắc. Khi có mưa phùn hoặc mưa bão kéo dài, ẩm độ cao cần giữ ấm cho con vật, nhất là đối với con vật non, mới sinh.
- Nên sử dụng đèn sưởi ấm cho chó mèo trong mùa lạnh
- Vệ sinh lồng chuồng thường xuyên
- Mặc quần áo ấm cho chó mèo
- Không cho chó mèo chạy lung tung hoặc ở ngoài quá lâu dẫn đến cảm lạnh
- Bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng để tăng sức đề kháng: canxi, vitamin...
- Chủ động phòng bệnh bằng vacxin
- Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe cho con vật: Thời gian chuyển mùa con vật rất dễ có biểu hiện không bình thường nên cần thường xuyên để ý, kiểm ra thăm khám cho con vật. Khi phát hiện con vật không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, con vật đi đứng không bình thường: thích nằm, biểu hiện mệt mỏi ..) cần tách con vật nuôi nhốt riêng để theo dõi. Biện pháp làm ngay là giữ ấm cho con vật, cho con vật ăn uống tốt, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng riêng, sau một vài ngày nếu con vật tiến triển tốt trở lại bình thường cho nhập đàn trở lại.Trường hợp thấy con vật có các biểu hiện triệu chứng nặng lên, tiến triển không tốt cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp phòng trị bệnh tích cực kịp thời.
3) Mùa nắng nóng : Chó sốc nhiệt: Chó thở gấp, khò khè – thè lưỡi liên tục. Lưỡi đỏ tươi, màu máu, phần lợi có màu nhạt hơn mức bình thường. Nước dãi chảy sệt cùng nhịp tim đập nhanh kết hợp với tiếng thở dốc, mệt mỏi.
Cách xử lý :
-
Nếu không có nhiệt kế mà bạn nghi ngờ chó bị sốc nhiệt; Bạn nên đưa chúng vào bóng râm gần nhất ngay lập tức – nơi có nhiệt độ mát mẻ và thấp hơn môi trường bên ngoài và thoáng mát. Hạn chế cho cún vận động thêm nữa, bạn giữ chúng nằm im.
-
Cho chó uống nước ngay để nước làm mát nội tạng của cún, bạn có thể để chó tự uống, tránh việc bơm ép vào miệng tránh tình trạng sặc nước vào phổi.
-
Hạ nhiệt bên ngoài cơ thể bằng cách làm ướt cơ thể của cún bằng việc xịt nước phun sương.
-
Phủ khăn ướt lên người chó để giảm nhiệt, chú ý không dùng nước quá lạnh có thể gây tác dụng ngược.
-
Dùng cồn lau đệm chân cho cún có thể kích thích sự tỏa nhiệt ra ngoài.
-
Cầm máu mũi cho chó.
Vào mùa nóng, chúng ta nên:
- Hạn chế cho chó ra ngoài trong những ngày nắng nóng
- Luôn cung cấp đủ nước, sử dụng đệm tản nhiệt
- Không để thú cưng trong xe ô tô dưới trời nắng
- Tỉa bớt phần lông dày và dài
- Đo nhiệt độ cho chó nếu thấy bất thường
- Cho ăn thức ăn ướp lạnh khi cần: tuyệt đối không đổ nước đá vào cổ họng của thú cưng, hãy để chúng ăn 1 cách tự nhiên
- Chuồng cún nếu ở ngoài sân phải có bóng mát
Cute Pets- sưu tầm, tổng hợp.