Chế độ dinh dưỡng cho chó mèo khi bị ốm

Monday, 14/11/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh

Do những tác nhân bên ngoài và các bệnh truyền nhiễm nên việc chó mèo bị ốm là điều không thể tránh khỏi. Chăm sóc đúng cách trong thời gian chó mèo bị ốm sẽ giúp sức khỏe thú cưng chóng hồi phục và tinh thần được phấn chấn tốt hơn. 

Việc đầu tiên để chữa bệnh là cần phải biết chú chó của bạn mắc bệnh gì dựa vào các triệu chứng bệnh của nó. Việc chẩn bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh triệt để, nhanh chóng hơn. Chúng ta có thể dựa vào các triệu chứng bên ngoài để chẩn đoán bệnh.
a) Nếu chú chó của bạn bị sụt cân trông thấy, ăn uống thất thường, không điều độ. Ngoại hình cũng trở nên yêu ớt thì nhất định là mắc bệnh còi xương. Ta có thể bổ sung tăng cường các loại vitamin A, B, C, D, E... và chất khoáng bằng cách thêm rau củ quả, chúng ta có thể băm nhỏ rồi trộn vào khẩu phần ăn.
-  Các chất giàu canxi có trong xương, trong thịt cá cũng cần thêm vào khẩu phần ăn để tăng cường chất đạm. Mỗi ngày cần thêm từ 500-600g thịt để bù lại phần chất còn thiếu.
- Ngoài ra, chúng ta có thể cho chó uống thêm thuốc canxi và các loại gel dinh dưỡng. Việc này sẽ giúp chú chó của bạn phục hồi nhanh hơn.

b) Nếu chó bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, bạn có thể nhận biết rõ qua triệu chứng bên ngoài từ phân cho tới việc vệ sinh hàng ngày của cún.
-  Chó bị bệnh tiêu chảy có thể do ăn phải thức ăn ôi thiu, các thực phẩm có quá nhiều mỡ. Do ruột của chó con mỏng nên dễ dàng bị đi ngoài. Trường hợp này bạn nên cho chó ăn phomat tươi, cho uống nhiều nước hoặc cho uống sữa chua để cho hệ tiêu hóa cải thiện hơn. Và đồng thời bạn cũng cần điều chỉnh lại ngay khẩu phần ăn hàng ngày cho cún.
- Khi chó bị táo bón thì bạn nên dùng thuốc trị táo bón cho chó. Điều này tốt nhất nên cần kê đơn thuốc từ bác sĩ thú y là an toàn nhất. Bạn có thể sửa dụng men hỗ trợ tiêu hóa cho chó. Trong thời gian này, bạn nên cho chó ăn thực phẩm được chế biến từ sữa, rau, và sữa chua. Bạn có thể cho thêm một thìa dầu ăn vào để tăng sự tiêu hóa cho chúng.
c) Nhiều khi chú chó của bạn bị những triệu chứng lạ như: không ăn uống được, bụng khó chịu thì có thể cúng bị nhiễm giun sán thôi. Bạn nên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cho cún.
Việc phân loại các biểu hiện bệnh rõ ràng sẽ giúp chăm sóc cún cưng dễ dàng hơn
Với tình trạng cơ thể chó mèo bất thường càng nặng cần nhanh chóng đưa chó đến thú y càng sớm càng tốt:
+ Tiêu chảy và nôn mửa không ngừng
+ Co giật liên tục không ngừng
+ Chó ăn phải chất có độc tố
+ Chó bị thương và chảy máu
+ Chó bị gãy xương
+ Chó bị hôn mê
+ Chó bị sưng tấy ở họng, mắt và mặt
Chó thường phục hồi nhanh hơn khi được ở trong môi trường quen thuộc như nhà của chúng. Ở nhà, chủ nuôi có thể chú ý hơn đến nhu cầu của con chó đang bị ốm. Bạn cũng có thể giúp chó vệ sinh cơ thể tỉ mỉ hơn để giúp chó có một tâm trạng thư giãn hơn và bớt mệt mỏi vì bị ốm
Khi bạn đưa chó mèo từ viện về, điều đầu tiên cần làm là tìm trong nhà một nơi yên tĩnh, an toàn, sạch sẽ và ấm áp để chú chó bị ốm của bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái. Chủ nuôi cần chú ý một điều, khu vực này nên được giữ sạch sẽ và thay đổi chăn hoặc khăn lót ổ thường xuyên. Hãy đảm bảo vị trí này có không gian thoáng mát, đủ ánh sáng mặt trời và thuận tiện cho chó đi vệ sinh bất kỳ lúc nào. 
Một số thực phẩm có thể sử dụng để cho cún ăn trong khi ốm: 
1. Gà và cơm
Trong các thức ăn cho chó, thịt gà và cơm là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều, dễ tiêu, không phải nêm thêm gia vị. Bạn chỉ cần luộc chín thịt gà, cắt nhỏ thành từng miếng nhỏ để chó của bạn dễ ăn.
2. Nước hầm xương
Nước hầm xương nhiều dinh dưỡng, giúp chó giảm đau bụng và kích thích chó ốm không ăn được. Nếu chó của bạn bị ốm, chán ăn, nước hầm xương cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho chúng.
3. Nước luộc gà
Nước luộc gà không chỉ dễ tiêu hoá và ngon miệng, nếu chó của bạn chán ăn, vậy có thể dùng nước luộc gà để kích thích hệ tiêu hoá của chúng. Nếu bụng dạ của chó khó chịu nên bỏ ăn, vậy hãy chó cún ăn nước luộc gà.
4. Bí ngô
 Bí ngô chứa nhiều chất xơ, nhiều vitamin khác nhau như: vitamin A, C, sắt và magie rất tốt cho hệ tiêu hoá. Lưu ý là không nên cho cún ăn bánh bí ngô vì có đường và gia vị khiến dạ dày cún thêm khó chịu mà thôi.
Cách cho chó uống thuốc: 
Nhiều người nuôi chó sẽ cảm thấy rất khó khăn mỗi khi cho chó uống thuốc vì chúng sẽ khó chịu và tìm cách để đẩy thuốc ra. Hãy kiên nhẫn, tiếp cận và nói chuyện với chó một cách nhẹ nhàng. Nhớ là phải trấn an chú chó trước khi cố gắng cho chó uống thuốc nhé! 
1. Thuốc dạng lỏng: có thể sử dụng cụ cho chó mèo uống thuốc
- Sử dụng một tay để kéo khóe môi dưới của chó ra để tạo một “túi” nhỏ.
- Sử dụng tay kia để nghiêng đầu chó trở lại và đổ chất lỏng vào nó bằng tay kia.
- Sau khi uống thuốc, giữ miệng chú chó ngậm chặt và xoa nhẹ cổ họng hoặc mũi để chó nuốt hết thuốc xuống.


Cách Cho Chó Uống Thuốc Tốt Nhất- Hướng Dẫn Dễ Làm - YouTube

2. Thuốc viên/viên nang
- Sử dụng một tay, nắm xung quanh hàm trên và đưa ngón tay cái và những ngón tay còn lại vào khoảng trống ngay sau răng nanh.
- Sử dụng tay kia, giữ viên thuốc/viên nang bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ của bạn, sử dụng các ngón tay còn lại để ấn xuống răng cửa dưới.
- Nhanh chóng cho thuốc vào họng và xoa nhẹ giống như cách trên để viên thuốc nhanh chóng trôi xuống thực quản.
Lưu ý khi chăm sóc chó ốm: 
- Hạn chế cún hoạt động chạy nhảy ngoài trời khi chó bị ốm. Nhưng có thể cho chúng đi dạo nếu chúng không quá mệt, tuy nhiên không để chúng chạy nhảy quá nhiều.
- Liên tục theo dõi các triệu chứng, chú ý phân và nước tiểu. Khi tình trạng của cún không giảm đi, có thể đưa cún đến bác sĩ thú ý để kịp thời thăm khám và điều trị.
- Những chú cún ốm cũng rất nhạy cảm, chính vì vậy ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng, bạn cũng cần chế biến để nó dễ ăn uống. Các loại thức ăn nên được băm nhuyễn và hầm kỹ giúp cún dễ dàng tiêu hóa. Bạn nên làm ấm đồ ăn ở nhiệt độ vừa phải để cún có cảm giác ngon miệng hơn. Tốt nhất là khoảng 40°C, chỉ cảm giác ấm ấm là được nhé.

 

Cute Pets- sưu tầm, tổng hợp.

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: