-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chó khó đẻ: Dấu hiệu và cách xử lý tình huống khẩn cấp
Tuesday,
13/09/2022
Đăng bởi Chat Line
1. Nhận biết chứng khó đẻ ở chó
Khó đẻ hay còn gọi là chứng khó sinh là một thuật ngữ được sử dụng để nói đến quá trình vượt cạn khó khăn ở loài chó. Tình trạng này xảy ra ở chó mẹ hoặc chó con và trong bất kỳ giai đoạn nào khi sinh. Chính sự bất thường ở cách nằm, tư thế của bào thai trong tử cung của chó mẹ.
Triệu chứng khó sinh có thể nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của cả chó mẹ và chó con. Vì vậy bạn cần phải phát hiện sớm để có cách khắc phục tốt nhất.
2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
+ Do giống chó: Các giống chó có kết cấu xương chậu nhỏ thường gặp tình trạng khó đẻ. Điển hình có một số dòng chó như: Phốc sóc, Chihuahua, Yorkshire Terrier,… Chúng thường phải mổ khi gần đến ngày sinh. Ngoài ra, các giống chó có cấu tạo hộp sọ lớn như Pitbull cũng gặp tình trạng này.
+ Do sinh ở độ tuổi quá già: Trung bình chó thường sinh sản lần đầu vào năm 4 tuổi. Khi càng nhiều tuổi nó càng giảm khả năng sinh con. Đặc biệt với các con chó già, lúc này xương chậu không còn sụn, sức khỏe kém nên khả năng khó sinh cao.
+ Do bệnh tật: Chó khó đẻ một phần là do bệnh tật. Nếu chó cưng của bạn đang mắc một trong số bệnh sau: Tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, cơ thể bị phù, viêm tử cung, rong kinh sau phối giống, bệnh gen, lai đồng huyết, cận huyết,… sẽ có nguy cơ khó sinh cao.
+ Do tâm lý của chó: Tinh thần hoảng loạn, lo lắng của chó có thể gây ra tình trạng xuất huyết, vỡ ối nước. Điều này dẫn đến vấn đề thai chết ngạt không ra được và “tắc nghẽn” cho các thai sau.
- Nguyên nhân khách quan: Do cách chăm sóc chưa phù hợp.
3. Các dấu hiệu nhận biết chó khó đẻ
- Co thắt bụng dưới hơn 30 phút, đau liên tục.
- Kéo dài hơn 4 tiếng từ lúc bắt đầu giai đoạn 2 (chuyển dạ) cho đến khi sinh ra chú chó con đầu tiên.
- Các lần sinh cách nhau hơn 2 tiếng.
- Không thể sinh ngay trong 24h kể từ lúc trực tràng hạ nhiệt. (Tương đương 37 độ C).
- Chó mẹ khóc, đau đớn, liên tục liếm ôm hộ khi co thắt.
- Chó mẹ thải ra utero verdin từ âm đạo (chất này có màu xanh lục – đen).
- Chảy máu trước khi sinh con lần đầu tiên và giữa hai lần sinh.
- Liếm thành âm đạo, căng thẳng.
4. Cách xử lý tình huống chó khó đẻ
- Chuẩn bị dụng cụ: Trước tiên bạn cần phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc đỡ đẻ cho chó. Ví dụ như:
- Ổ ấm áp, đặt tại nơi yên tĩnh
- Nhiệt kế, ẩm kế để đo nhiệt độ và độ ẩm nơi chó đẻ.
- Vài miếng khăn sạch
- Kéo
- Chỉ
- Vải bông
- Thuốc khử trùng
- Chậu rửa
- Báo cũ
Trong trường hợp bạn không thật sự hiểu biết, có kiến thức, hãy hỏi bác sĩ thú y và người có kinh nghiệm.
- Hỗ trợ chó trong quá trình sinh nở
Chó khó đẻ thường cần đến sự hỗ trợ, đỡ đẻ từ chủ nhân. Chính vì thế mà bạn nên chuẩn bị kiến thức để làm việc này nhé.
Khi chó mẹ đau, thở gấp bạn cần phải nhẹ nhàng ép vào bụng chó. Mát xa tuyến vú để giúp chó sinh. Bên cạnh đó bạn còn phải nhẹ nhàng an ủi, cổ vũ tinh thần cho chó.
Nếu như chó mẹ sau sinh không liếm mặt mũi, cắn dây rốn cho chó con thì bạn phải giúp nó làm điều đó. Phối hợp với chó mẹ để kéo chó con ra bên ngoài an toàn. Bạn hãy đọc thêm bài viết cách nuôi chó mẹ đẻ tại đây để có thêm kiến thức hữu ích.
5. Cách phòng tránh tình trạng chó khó đẻ
Tình trạng khó đẻ ở chó mẹ có thể nguy hiểm trực tiếp đến mẹ và con. Chính vì thế mà bạn nên phòng tránh hiện tượng này cho nó.
Trong quá trình mang thai, hãy xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho chó mẹ. Hạn chế tối đa việc sinh con cho chó mẹ mắc tiền sử, mắc bệnh bẩm sinh. Bạn không nên bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng khiến cho thai to. Đặc biệt phải chọn giống chó phù hợp để phối.