Chứng béo phì/ còi cọc ở chó

Friday, 18/11/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh

Một cơ thể cân đối khỏe mạnh là điều ai cũng mong muốn. Nhưng trong quá trình sinh hoạt ,ăn uống, thú cưng dễ mắc phải chứng bệnh béo phì hoặc lười ăn gây suy dinh dưỡng.
1) Còi cọc, suy dinh dưỡng: 
Nguyên nhân: 

  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Một chế độ ăn uống kém chất lượng được xem là nguyên nhân chính khiến chó bị còi cọc, thiếu dinh dưỡng. Bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng protein, canxi, vitamin, … mà cơ thể cún cần, đồng thời biết cách cân bằng chúng trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nếu không biết cách phối hợp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y về thực đơn dinh dưỡng cho cún nhà mình. Vì mỗi giống chó, mỗi độ tuổi, mỗi mức độ hoạt động khác nhau lại đòi hỏi một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

  • Mắc một bệnh lý nào đó

Cún được chăm sóc tốt, ăn uống đầy đủ, chế độ dinh dưỡng hợp lý nhưng vẫn ốm yếu, còi cọc, suy dinh dưỡng. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Rất có thể cún nhà bạn đang mắc phải một bệnh lý nào đó khiến cơ thể chúng không thể hấp thu chất dinh dưỡng. Ví dụ như: Bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn hệ thần kinh trung ương, nhiễm virus hoặc nhiễm nấm, …
Nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì tình trạng ốm yếu, còi cọc sẽ không thể cải thiện, dù có cung cấp cho cún đầy đủ chất dinh dưỡng. Hãy đưa cún đến bác sĩ thú y để làm một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác.

  • Nhiễm ký sinh trùng

Ve, rận, bọ chét... các loại kí sinh trùng là kẻ thù số 1 của cún cưng và cả chủ nuôi. Một số loài như: Vắt, ve, bọ chét, rận,… thường ký sinh trên da và lông cún. Chúng hút chất dinh dưỡng trên người cún để sinh trưởng và phát triển. Đó là lý do, một khi đã bị những loài này ký sinh, cún dù ăn uống đầy đủ tới đâu cũng không thể khỏe mạnh, to lớn như bình thường được.

  • Đang cho con bú

Ở giai đoạn cho con bú, đa phần các chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ được tiết ra sữa để nuôi con. Tại thời điểm này, nếu bạn không chú ý cung cấp cho cún mẹ lượng thức ăn tăng lên thì rất dễ dẫn đến tình trạng cún mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân, còi cọc.
Ngoài ra, còn các nguyên nhân khách quan khác khiến chó con bị còi xương, suy dinh dưỡng như:

  • Do thức ăn (hoặc sữa mẹ) thiếu canxi, photpho, vitamin D. Hoặc tỷ lệ giữa canxi và photpho không thích hợp.
  • Do con vật ít được tắm nắng, chuồng trại thiếu ánh sáng, từ đó ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D.
  • Do chó bị thiếu năng tuyến phó giáp trạng gây mất cân bằng tỷ lệ Ca, P trong máu.
     

Tìm hiểu cách điều trị chó bị suy dinh dưỡng - Thú cảnh

Cơ chế gây bệnh còi xương/suy dinh dưỡng ở chó
- Khi hàm lượng canxi trong cơ thể giảm, tỷ lệ Ca/P bị phá vở ảnh hưởng đến sự tạo xương và sụn. Nhất là sự hóa cốt ở các đầu xương. Do vậy, xương bị biến dạng, đặc biệt rõ ở xương ống. Những con bị bệnh ống xương thường cong queo, ảnh hưởng đến vận động. Lâu dần dẫn tới tình trạng què hoặc liệt chân.
- Ngoài hiện tượng xương bị biến dạng, khi thiếu canxi còn gây triệu chứng co giật ở con vật bệnh. Cũng do thiếu canxi, photpho con vật hay ăn bậy nên dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, con vật ngày càng gầy, chậm lớn, khả năng kháng bệnh kém. Dẫn đến chó bị suy dinh dưỡng hay nặng hơn là mắc bệnh còi xương ở chó. Mèo bị còi xương cũng có những hiện tượng tương tự.

Biểu hiện: 
- Hệ tiêu hóa kém
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ thì hệ tiêu hóa sẽ dần suy yếu và không thể vận hành một cách khỏe mạnh được. Khi chó thiếu dinh dưỡng thì hệ thống đường ruột sẽ không hoạt động bình thường được. Nên chó sẽ tiêu chảy thường xuyên, nôn ra mật, đau khi đại tiện,…
- Lông da có vấn đề
Lông chó sẽ mất sức sống và rụng nhiều nếu cơ thể thiếu dinh dưỡng. Một thời gian sẽ dần khô cứng và xơ xác. Nhìn vào thì sẽ thấy lông xỉn màu và nhạt hơn nhiều so với màu lông gốc. Đó chính là dấu hiệu cho thấy chúng đang thiếu omega 3, khoáng chất và các vitamin khác một cách trầm trọng. Vì các chất này là các chất chính để nuôi dưỡng lông đẹp mượt.
Nếu cơ thể không được đáp ứng đủ các chất béo có lợi như omega 3 và 6 thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu trên da. Da chúng sẽ trở nên mỏng hơn, dễ bị dị ứng và ửng đỏ hơn nhiều.
- Chậm phát triển
Chó con cần lượng protein, chất béo cũng như canxi lớn hơn so với chó trưởng thành. Nó là điều kiện để có thể phát triển cứng cáp và khoẻ mạnh. Những giống chó có kích thước cơ thể khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau. Do đó, những chú cún con phải được ăn một chế độ ăn chất lượng cao.
- Dị ứng và suy giảm miễn dịch
Thức ăn ảnh hưởng đến sức khoẻ thì chó cũng không khác gì con người. Những chú chó có chế độ ăn thiếu chất thường mắc nhiều bệnh hơn so với những chú chó có chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
- Thiếu năng lượng
Chó đang trưởng thành, chó làm việc và chó hiếu động cần nhiều calo hơn so với chó già. Nếu nhu cầu calo không được đáp ứng chúng sẽ bị sụt cân. Nhanh chóng rơi vào trạng thái mệt mỏi, bơ phờ. Những thức ăn khó tiêu hoá, cơ thể chú sẽ không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng.

Điều trị chó còi suy dinh dưỡng: 

  • Cải thiện khẩu phần ăn: bổ sung canxi, photpho và vitamin D vào thức ăn hàng ngày. Nếu con vật bị liệt cần lót ổ cho chó nằm, thường xuyên xoa bóp và trở mình cho con vật.
  • Làm ướt đồ ăn thường ngày của chúng bằng nước hoặc nước gà. Thỉnh thoảng cách này có thể làm thức ăn hấp dẫn hơn.
  • Mua nhiều loại đồ ăn đóng hộp để kích thích vị giác cún nhà bạn. Cách tốt nhất để thực hiện phương pháp này là thêm một chút đồ đóng hộp vào thức ăn thường ngày và hy vọng chúng sẽ ăn.
  • Chỉ cho ăn một lượng nhỏ trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo cún có thể xử lý được và không nôn mửa.
  • Bổ sung vitamin D: 5000UI/con. Tiêm bắp Poly AD 0,5ml/ngày.
  • Dùng canxi bổ sung trực tiếp vào máu: Tiêm Vime-Calamin 1ml/2kg thể trọng/ngày.
  • Bổ sung thực phẩm vitamin dinh dưỡng ,canxi như: Canxi nano, Gel dinh dưỡng Megaderm, Nutri-plus gel, sữa Bio, men tiêu hóa...

2) Chứng béo phì :

Bảng tình trạng cơ thể:

 

Nguyên nhân chó béo phì: 

- Một số con chó béo phì do cơ địa, nhưng phần lớn còn lại đều bắt nguồn từ 2 yếu tố: ăn quá nhiều và không vận động.
- Thiếu vận động là một vấn đề mà ai trong chúng ta đều biết rõ. Chó cũng lười biếng như một vài người trong chúng ta, khi nhắc đến vận động. Nếu chó không tập thể dục, chó sẽ chậm chạp và tăng cân ổn định theo thời gian. Đến cuối cùng là béo phì ở tuổi trung niên.
Tuy nhiên, có một số lý do khác khiến chó có thể tăng cân, bao gồm:

  • Triệt sản chó làm giảm sự trao đổi chất của chó
  • Chế độ dinh dưỡng và vận động không điều độ theo độ tuổi hoặc tình trạng sức khỏe của chó
  • Rối loạn nội tiết tố như: tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp có thể gây ra các vấn đề về cân nặng. Tuyến thượng thận của chó có thể sản xuất quá nhiều hormone gọi là cortisol, gây ra bệnh Cushing. Những con chó mắc bệnh Cushing không thực sự tăng cân, nhưng chất béo của chúng được tái phân phối đến bụng, khiến bụng chó to lên trông như bụng bầu.
  • Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn ở tuổi trung niên từ 5 – 6 tuổi 
  • Giống chó. Một số giống chó thường dễ gặp tình trạng béo phì như: Beagle, Cocker Spaniel, Collie, Sheltie, Basset Hound, Dachshund, Labrador hoặc Golden Retriever, hãy chú ý nếu bạn đang nuôi những giống chó này.

Những rủi ro khi chó mèo bị béo phì
- Rối loạn vận động xương và khớp: Trên 24% chó mèo bị béo phì có những chứng bệnh tổng hợp về xương khớp nghiêm trọng, bao gồm viêm khớp, cột sống thoát vị đĩa đệm và rối loạn thần kinh. Ở Việt Nam, thoát vị đĩa đệm ở vật nuôi do béo phì tạo nên ngày càng nhiều. Loại bệnh này rất khó điều trị và thường xuyên tái phát.
- Khó thở: Khi vận động càng rõ ràng hơn. Đây là do lớp mỡ dư thừa tạo thành khiến lớp ngăn ở ngực dày lên, không khí cần thiết gia tăng. Tác giả từng thấy một chú chó béo phì và thiếu oxy sau khi tập thể dục, lưỡi tím tái, nhìn rất đáng thương.
- Gánh nặng lên tim nên dẫn đến bệnh tim sung huyết: Khi chết lâm sàng, giải phẫu động vật có thể xác minh rõ ràng điều này.
- Bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh túi mật: Tác giả từng chẩn đoán và điều trị béo phì cho một chú chó. Sau khi chết đột ngột khám được nghiệm tử thi thì phát hiện gan nhiễm mỡ rất nghiêm trọng dẫn đến vỡ gan.
- Khả năng sinh sản giảm: Điều này biểu hiện rõ ràng trong nhân giống thuần chủng. Quá nhiều dinh dưỡng nhưng không tập thể dục, dẫn đến việc tích tụ chất béo trong cơ thể. Khiến khả năng thụ thai của chó cái giảm đáng kể.
- Tỷ lệ khó đẻ tăng cao: Chó mèo bị béo phì ngay cả khi đã mang thai cũng có thể khó đẻ. Từ thống kê của bệnh viện, tỷ lệ khó đẻ của chó bị béo phì trên 80%; thú cưng béo phì khiến trong lúc phẫu thuật, bác sĩ thú y khó nắm bắt được liều lượng thuốc gây mê; do lớp mỡ dưới da quá nhiều, sau khi phẫu thuật vết thương lành sẽ khá chậm.
- Bệnh nội tiết: Chẳng hạn như bệnh tiểu đường.
- Dễ mắc bệnh về da: Đối với bác sĩ thú y lâm sàng, bệnh về da là bệnh thường gặp mà đau đầu nhất.
- Khó chẩn đoán lâm sàng: Ví dụ như: nghe bệnh, từ đó ảnh hưởng đến chẩn đoán về bệnh thậm chí dẫn đến sai lầm trong cách chữa trị.

Tìm hiểu "nỗi thống khổ" của những thú cưng khi bị thừa cân

Chú mèo béo nhất thế giới bị bỏ rơi vì...quá béo

Phương pháp trị bệnh béo phì: 

  • Thường xuyên cho cún vận động: Lượng calo tập thể dục phải thấp, để đạt được mục tiêu giảm cân, cách tiêu thụ calo hiệu quả nhất là giảm cân.
  • Kiểm soát chế độ dinh dưỡng của chó: ăn những thực phẩm ít chất béo, thực phẩm nhiều chất xơ, đồng thời giảm bớt số lượng, cho ăn nhiều bữa. Như vậy có thể làm mất nhiệt lượng, từ đó giảm bớt sự hợp thành chất béo.
  • Giảm cân bằng cách ít ăn để đói: cơn đói sẽ không tạo ra tác dụng phụ. Có thể là cách đơn giản nhất. Theo dõi và ghi lại cân nặng của cún theo hàng tháng. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y khi thấy cún cưng có dấu hiệu thừa cân.

Chế độ ăn dinh dưỡng: 

  • Chế độ ăn uống cần phải loại bỏ hoàn toàn tất cả các sản phẩm có hại, đặc biệt là những sản phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị, hun khói và các sản phẩm muối;
  • Bao gồm trong thực đơn của động vật nhiều rau hơn - nguồn vitamin quan trọng, chất xơ, làm sạch ruột. Ngoài ra, chúng chứa ít calo;
  • Có thể cho cháo ngũ cốc cho thú cưng, nhưng bột yến mạch và kiều mạch nấu trong nước, không có chất phụ gia, kể cả muối, là phù hợp nhất
     

Phương pháp tập thể dục cho cún trưởng thành - Bệnh viện Thú Y Thi Thi TP  HCM

Tóm lại, chúng ta cần kiểm soát và có chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý cho thú cưng để các Boss có sức khỏe tốt, dáng chuẩn và ngăn ngừa các bệnh lý rủi ro tiềm ẩn.

 

Cute Pets sưu tầm, tổng hợp.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: