Mèo bị tiêu chảy – Nguyên nhân và cách chữa trị khi mèo bị tiêu chảy hiệu quả

Saturday, 21/08/2021
Đăng bởi Quản Lý CutePets

Tiêu chảy là hiện tượng khá phổ biến ở mèo. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị tiêu chảy, tuy nhiên tùy vào từng tình trạng bệnh mà có thể phân biệt các cấp tiêu chảy từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tử vong ở mèo. Chính vì vậy việc phát hiện nguyên nhân cũng như triệu chứng tiêu chảy ở mèo trong thời gian sớm là một trong những cách hữu hiệu nhất để điều trị và tăng khả năng hồi phục ở mèo.

1. Biểu hiện mèo bị tiêu chảy

Tiêu chảy là những bệnh thường gặp ở mèo, ở giai đoạn mới bệnh thì cách chữa trị rất đơn giản. Vì thế hãy quan sát những chú mèo để phát hiện bệnh sớm nhất nhé!

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mèo bị tiêu chảy là phân mèo nhão và ướt, phân có thể kèm máu, có mùi hôi tanh, đặc biệt là phần lông quanh hậu môn của mèo bị bết dính lại.

 

  • Phân loãng và có giun: Cũng như con người và các loài động vật khá, mèo cũng có thể bị giun. Phân loãng và có lẫn giun là biểu hiện mèo của bạn đã bị giun, bạn nên mua thuốc hoặc mang qua thú y sổ giun cho bé. Nên sổ giun định kỳ để boss của bạn luôn khỏe mạnh.

  • Phân loãng, có lẫn máu, mùi tanh: Biểu hiện này rất có thể mèo đã bị rối loạn tiêu hóa, bạn có thể cho bé uống các loại men tiêu hóa dành cho mèo để giúp bé nhanh khỏi bệnh.

  • Mèo nôn, co thắc vùng bụng: Đây là dấu hiệu của nhiễm virus đường ruột ở mèo. Khi thấy những bé mèo có biểu hiện trên bạn nên đưa đến những cơ sở thăm khám cho thú cưng để được điều trị sớm nhất.

2. Những nguyên nhân mèo bị tiêu chảy

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới mèo bị tiêu chảy tuy nhiên, các nguyên nhân chính có thể liệt kê dưới đây như:

Ăn phải đồ ăn ôi thiu, độc hại

Ăn phải thực phẩm, đồ ăn ôi thiu, đồ ăn độc hại để lâu ngày…hoặc có thể là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, bả chuột.. rất nguy hiểm

Mèo là loài động vật săn mồi không ở yên một chỗ. Chúng thường xuyên rời khỏi nơi sinh sống để săn mồi và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy nguy cơ tiếp xúc với đồ ăn ôi thiu là không thể tránh khỏi.

Một phần, những chủ nhân khi nuôi mèo cưng thường không dọn dẹp sạch sẽ các đồ ăn thừa dẫn tới mèo phải ăn lại các thức ăn đã cũ, hỏng gây ra ngộ độc và dẫn tới tình trạng nôi ói, tiêu chảy.

Hệ tiêu hóa có vấn đề

Do rối loạn hệ tiêu hóa trong quá trình hấp thu thức ăn. Quá nhiều chất khiến chúng tiêu hóa chậm và kém đi rất nhiều. Một số dấu hiệu đó chính là mèo mệt mỏi, chán ăn, thường lười vận động, lờ đờ và đi vệ sinh sai chỗ quy định

Thức ăn không đảm bảo

Thức ăn của mèo có vấn đề, không hợp với độ tuổi của mèo. Mèo có thể ăn phải xác của các động vật khác đang trong quá trình phân hủy và hoại tử khiến chúng bị ngộ độc…

Như đã giới thiệu ở trên. Việc cho mèo cưng sử dụng các thức ăn phù hợp là vô cùng quan trọng đặc biệt là ở giai đoạn đầu tiên khi mới đón về nhà mới. Việc thay đổi thức ăn đột ngột cũng có thể gây ra triệu chứng này.

Nhiễm giun sán

Nhiễm giun sán đặc biệt là các loại giun ký sinh trong cơ thể mèo con, gây ra các biểu hiện nôn, tiêu chảy, bụng to bất thường. Ngoài ra đây cũng là tác dụng phụ của các loại thuốc tẩy giun cho mèo.

Bạn có thể tẩy giun cho mèo tại nhà nhưng tôi khuyến khích các bạn mang tới các cơ sở khám chữa bệnh thú y để được các bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Nhiễm vi khuẩn, virus

Mèo còn có thể gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn khi có khối u trong cơ thể, nhiễm virus, vi khuẩn như Salmonella, E.Coli…

Do bệnh dịch: Một số bệnh dịch lây truyền ở mèo nguy hiểm như Carre Mèo. Căn bệnh gây tử vong hàng đầu của mèo con dưới 3 tháng tuổi.

Bệnh FIP viêm mạng bụng truyền nhiễm gây rối loạn tuần hoàn ở mèo.

Ngoài ra còn một số căn bệnh truyền nhiễm khác gây ra những tình trạng, biểu hiện tương tự ở mèo. Cách duy nhất để phòng tránh chính là tiêm chủng vắc-xin đầy đủ cho mèo theo lịch trình.


3. Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà

Rối loạn tiêu hóa

Nếu đột nhiên mèo của bạn bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống bình thường, không mệt mỏi ủ rũ, đầy bụng chỉ không kịp đi đúng vào khay cát…Thì rất có thể mèo chỉ bị rối loạn tiêu hoá vì chế độ ăn uống

Cách chữa trị tương đối đơn giản với các bước như sau:

  • Kiểm tra lại thể loại thức ăn, khẩu phần, nếu liều lượng quá nhiều hãy giảm bớt

  • Cho mèo ăn thành bữa nhỏ

  • Nếu được hãy cho mèo ăn thức ăn khô như hạt, vì hầu hết loại thực phẩm này đã được cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý chọn lựa thương hiệu phù hợp cho mèo nhà mình tuỳ theo giai đoạn phát triển

  • Bổ sung thịt hay protein cho mèo, kiêng các loại thức ăn quá tanh hoặc nhiều mỡ

  • Mua men tiêu hóa đặc trị như Chlorocid, chú ý uống 1/2 viên Chlorocid 250mg với mèo dưới 1kg và cả viên mèo trên 1kg

Ký sinh trùng, giun sán

Đây là nguyên nhân gây bệnh hay xuất hiện ở mèo con là nhiều nhất, đặc biệt mèo non dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm rất cao gây nôn, triệu chứng có thể kể đến là tiêu chảy, to bụng, tỷ lệ tử vong lên tới 40%- 60% nếu không tẩy giun kịp thời. 

Bạn có thể nhận biết căn bệnh qua cách quan sát phân mèo, nếu phân mềm, có màu hắc ín, đôi khi lẫn chút máu và giun thì hãy mang bé ra bệnh viện để xổ giun ngay nhé. Bên cạnh đó hãy luôn vệ sinh sạch sẽ chỗ ở của mèo và tẩy giun định kỳ để tránh mèo bị nhiễm bệnh lại.
 

Nhiễm vi khuẩn virus

Đối với một số bé mèo không được tiêm phòng dịch hoặc hết thời hạn miễn dịch, có thể mắc các bệnh do virus như sau:

  • Bệnh Feline Panleukopenia gây viêm ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh Care ở mèo. Triệu chứng phổ biến là tiêu chảy xuất huyết, miệng chảy nhớt với mùi rất khó chịu. Bệnh đặc biệt lây nhiễm nhanh với tỷ lệ tử vong rất cao.

  • Bệnh Viêm màng bụng truyền nhiễm FIP do một chủng Coronavirus gây viêm hạch lâm ba, rối loạn tuần hoàn không cấp đủ dịch nuôi mô bào, mất nước, thiếu máu và tiêu chảy.

  • Bệnh Phức hợp virus Leukemia ở mèo Feline Leukemia Virus Disease Complex (FeLV). Triệu chứng của loại virus này là gây sốt, mèo sẽ bỏ ăn, nôn và tiêu chảy liên tục

  • Bệnh Suy giảm miễn dịch (FIV)- Feline Immunodeficiency Infection: Viêm hạch lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ, tiêu chảy do liếm các dịch viêm.

Tất cả các bệnh liên quan đến virus đều không có thuốc đặc trị, chính vì vậy không thể tự chữa trị tại nhà mà cần mang mèo ra thú ý ngay lập tức để điều trị bệnh.
4. Phòng chống bệnh tiêu chảy ở mèo


Để phòng chống bệnh tiêu chảy với những căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm hoặc ký sinh trùng, cách đơn giản nhất là tiêm ngừa vacxin cho bé hằng năm, bên cạnh đó cũng tẩy giun định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ

Luôn chú ý đến khẩu phần và chất lượng bữa ăn của mèo và vệ sinh chén bát, chuồng ở thường xuyên. Đặc biệt hãy để mèo được ở trong một môi trường thoáng mát và sạch sẽ. Mèo mắc các bệnh truyền nhiễm đa số vì tiếp xúc với nguồn bệnh như mèo hoang, những nơi mất vệ sinh như lò mổ, ổ bệnh,…. Chính vì vậy hạn chế để mèo đi lung tung hoặc tiếp xúc với mèo lạ.


5. Những lưu ý cần biết khi mèo bị tiêu chảy 
 

Khi phát hiện mèo có những triệu chứng liên quan đến tiêu chảy, một số lưu ý chung bạn cần thực hiện ngay trong quá trình xác định nguyên nhân cũng như chăm sóc cho mèo:

  • Dừng tất cả các loại thức ăn trong vòng 12-24 tiếng đồng hồ để dạ dày của mèo được ổn định.

  • Tiêu chảy khiến mèo bị mất nước, đôi khi dẫn đến tình trạng kiệt sức rất nguy hiểm, vì vậy cần chú ý không để mèo bị mất nước, có thể bổ sung oresol cho mèo mỗi 2 tiếng một lần

  • Sau khi mèo dừng ăn, cho mèo ăn lại bằng cách chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ.

  • Không cho mèo ăn bơ và các sản phẩm chế biến từ bơ, đặc biệt là sữa.

  • Không cho ăn các thức ăn quá nhiều dầu mỡ.

Nếu tình trạng mèo bị tiêu chảy vẫn tiếp tục kéo dài, mèo có thêm những triệu chứng như mệt mỏi, hôn mê, bỏ ăn thì cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y hoặc ra các trung tâm y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Mèo là loại động vật rất hay hiếu động và hay ăn linh tinh nhưng chúng lại rất quấn chủ và đáng yêu. Vì thế nếu bạn đã yêu thương một bé mèo hãy chăm sóc và quan sát bé, hãy yêu thương chứ đừng mắng chửi để các bé luôn có sức khoẻ tốt nhất.

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: