-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những lợi ích và rủi ro khi nuôi thú cưng trong nhà có trẻ nhỏ.
Saturday,
19/11/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh
Nuôi thú cưng trong nhà có trẻ nhỏ sẽ khiến các bé được làm quen với nhiều con vật, hiểu biết về cuộc sống và dạy cho trẻ nhiều điều mới.
Các nhà nghiên cứu Phần Lan mới đây đã đưa ra một kết luận:
“Những chú chó nuôi trong nhà không chỉ là người bạn thân thiết của con người. Nó còn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Để chống lại các căn bệnh về đường hô hấp và các bệnh nhiễm trùng khác”.
Nghiên cứu được tiến hành ở Phần Lan với 397 trẻ sơ sinh và đã kết luận rằng việc có vật nuôi trong nhà có thể giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là trong năm đầu tiên của cuộc đời. Tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và cảm lạnh cũng giảm đáng kể.
Trong 44 tuần đầu, trẻ sơ sinh rất dễ gặp các vấn đề sức khỏe. Các vấn đề phổ biến nhất bao gồm sốt, nhiễm trùng tai, viêm mũi, ho, thở khò khè. Một số bệnh có thể phải dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tại các gia đình có nuôi mèo, tỉ lệ mắc bệnh giảm tới 6% so với gia đình không nuôi mèo.
Lợi ích khi nuôi thú cưng:
- Tăng cường khả năng vận động và chơi đùa
Việc cho trẻ chơi đùa với thú cưng từ sớm giúp ích rất nhiều cho sự phát triển thể chất của trẻ sau này. Khi chơi đùa cùng thú cưng, trẻ sẽ vận động nhiều hơn từ đó giúp thể chất được tăng cường
- Tăng cường hệ miễn dịch
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng dù chỉ chơi với thú cưng trong khoảng thời gian ngắn, trẻ em cũng có thể tăng cường chức năng hệ miễn dịch một cách đáng kể.
Vi khuẩn tự nhiên từ các loài chó giúp hoàn thiện hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh để chống lại một số bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng.
- Giảm dị ứng và nguy cơ mắc bệnh hen suyễn
Dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng thái quá với các tác nhân có hại và vi sinh vật. Nhiều người nghĩ rằng tránh xa các loài chó, mèo có thể giảm dị ứng. Nhưng thực tế, những đứa trẻ sống với chó, mèo từ nhỏ rất hiếm gặp chứng dị ứng, hen suyễn và các bệnh liên quan đến hô hấp.
- Giảm căng thẳng
Mặc dù thường xuyên gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống, trẻ em lại không biết cách để giải quyết như người lớn. Việc tương tác, chơi đùa với thú cưng giúp giảm cortisol, một loại hormone gây stress và rối loạn nhịp tim. Đó cũng là lý do thú cưng thường được sử dụng trong trị liệu.
- Cải thiện kỹ năng xã hội ở trẻ tự kỷ
Cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ hiểu rằng trẻ em tự kỉ luôn cảm thấy khó khăn trong các tình huống giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, chúng sẽ cảm thấy an toàn khi ở cùng thú cưng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em tự kỷ nói và cười nhiều hơn khi có thú cưng ở bên cạnh. Chuột lang nhà và nhiều loài động vật trở thành phương pháp trị liệu hiệu quả cho chứng bệnh này.
– Cải thiện khả năng đọc
Theo giáo sư Mary Renck Jalingo đến từ trường Indiana University of Pennsylvania), việc đưa thú cưng (thường là chó) đến trường hay để trẻ chơi chung với chúng sẽ khiến kết quả học tập được cải thiện.
Trẻ em có xu hướng thích đọc to một quyển sách cho thú cưng nghe hơn là cho người khác. Có lẽ bởi vì những chú thú cưng không bao giờ phán xét, trách phạt mỗi khi trẻ đọc sai. Chính vì sự thích đọc sách cho thú cưng một cách thường xuyên này sẽ khiến cải thiện khả năng đọc ở trẻ một cách đáng kể.
- Rèn tính kỷ luật
Khi lớn lên cùng thú cưng, trẻ sẽ học được nhiều hơn về tính kỷ luật trong cuộc sống. Bé sẽ học được cách làm thế nào để dạy một chú thú cưng biết cách lắng nghe, khoa học đã chứng minh điều này sẽ giúp trẻ hiểu hơn về tính kỷ luật.
- Tìm hiểu về cam kết
Vật nuôi không phải là một đồ vật mà trẻ có thể cất lên kệ mỗi khi mệt mỏi. Vật nuôi cần được cho ăn, tắm rửa và chơi đùa cùng. Vì thế, khi trẻ nuôi một thú cưng, nó sẽ dạy cho trẻ biết cam kết thực hiện những điều đó thông qua các nhiệm vụ của mình.
- Tập cách sống có trách nhiệm
Những đứa trẻ không được rèn luyện tinh thần trách nhiệm ngay từ nhỏ sẽ trở nên rất bướng bỉnh, ích kỷ. Khi cho trẻ nuôi thú cưng, sẽ giúp ý thức trách nhiệm của trẻ phát triển sớm hơn, biết học cách chăm sóc người khác bởi vì thú cưng luôn cần được chăm sóc mọi lúc mọi nơi.
Rủi ro khi nuôi thú cưng :
– Chó và mèo sẽ càm thấy không còn được yêu thường 100% như trước và sinh ra tâm lý ghen tỵ, điều này có thể khiến chúng khó chịu và sẽ cào hoặc cắn nếu chúng cảm thấy bị bỏ rơi
– Trẻ sơ sinh có thể trở nên thân thiện quá mức với vật nuôi, vật nuôi sẽ dành tình cảm lại cho bé bằng những cái liếm yêu thương. Điều này có thể truyền vi khuẩn sang miệng hoặc mắt của con bạn.
– Mèo đi tiểu trong nhà hoặc trên đồ chơi của con bạn là một mối nguy hiểm cho sức khỏe. Mèo cũng dễ bị nhiễm trùng toxoplasmosis, sau đó có thể truyền sang người.
– Lông thú cưng bám đầy nhà cũng là một vấn đề khá nan giải và không tốt cho bé đấy
1 số lưu ý khi nuôi thú cưng trong nhà có trẻ sơ sinh:
- Không bao giờ được để bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 3 tuổi ở một mình với vật nuôi. Trẻ mới biết đi có thể rất tò mò, thích cầm nắm,..., những hành động này có thể khiến vật nuôi cảm thấy khó chịu và phản kháng lại khiến trẻ bị thương. Trẻ sơ sinh thì luôn cần sự giám sát của bố mẹ và tuyệt đối không được để trẻ ở một mình với thú cưng, đặc biệt thú có tính cách dữ dằn thì cần được rọ mõm;
- Dạy trẻ không chia sẻ thức ăn với thú cưng để đảm bảo vệ sinh;
- Không bao giờ để chăn gối nệm hoặc cũi của bé ở gần bất kỳ vật nuôi nào để tránh các vấn đề về lông thú và vệ sinh.
- Khi để thú cưng cạnh trẻ nhỏ bạn cũng phải đảm bảo rằng bộ móng của thú cưng không bị sắc. Thú cưng thường có móng sắc nên dễ cào xước da của trẻ. Nhiều vật nuôi có thể làm nhiễm trùng da trẻ như mèo. Đối với những thú cưng còn nhỏ thì bạn cũng nên xem răng của chúng.
Trong khoảng thời gian cún cưng đang phát triển, chúng rất hay bị ngứa răng. Chúng sẽ cắn đùa trẻ nhỏ nên bạn cũng phải lưu ý. Những trường hợp này rất ít nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra. Bạn hãy nên quan sát khi để thú cưng và trẻ nhỏ chơi đùa với nhau nhé !
- Ngoài ra cũng cần tập cho cún: làm quen với mùi của em bé, dạy chó con nghe lời thân thiện với trẻ.
- Xây dựng lại không gian sống của bé và thú cưng : Bạn cần sắp xếp lại không gian trong nhà cho hợp lý hơn. Bắt đầu đặt các vật dụng cho em bé từ những tháng đầu tiên. Sau đó dạy cho chó không được đặt chân vào khu vực dành cho em bé. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nhắc nhở chúng. Có thể kêu tên chúng một cách nghiêm khắc ngay khi thấy chúng đặt chân vào khu vực này.
- Hướng dẫn trẻ biết yêu thú cưng , dạy trẻ tự tay chăm sóc thú cưng
Trong nhà vừa nuôi trẻ nhỏ vừa nuôi thú cưng tuy có vẻ cực nhưng bù lại sẽ tạo được không gian tốt cho trẻ, trẻ học được nhiều điều khi ở bên thú cưng đồng thời thú cưng sẽ có người bạn mới và hạnh phúc hơn.
Cute Pets -sưu tầm, tổng hợp.