Sỏi tiết niệu ở mèo: Nguyên nhân và biểu hiện

Tuesday, 25/10/2022
Đăng bởi Nguyễn Phương Linh

Không thể phủ nhận những lợi ích khi triệt sản/ thiến mèo: tăng tuổi thọ, giảm tình trạng động dục, kiềm chế hành vi xấu do tranh giành bạn tình, giảm thiểu chó mèo vô gia cư do sinh đẻ không kế hoạch, tiết kiệm chi phí nuôi dưỡng, làm chó mèo sạch sẽ hơn, không hung hăng . Tuy nhiên ít ai biết rằng, triệt sản mèo quá sớm cũng có thể khiến mèo dễ mắc bệnh sỏi tiết niệu.

Đường tiết niệu của mèo bao gồm bốn phần:

  • Hai quả thận: lọc máu và các chất cặn bã từ bên ngoài, sản xuất nước tiểu
  • Niệu quản: ống vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang
  • Bàng quang: nơi chứa nước tiểu
  • Niệu đạo: dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài

Bệnh phát triển khi có các hạt sỏi làm tắc nghẽn niệu đạo khiến nước tiểu không xuống được bàng quang gây bí tiểu ở mèo. 

Cả 2 giới đều có nguy cơ tắc nghẽn đường tiểu. Tuy nhiên mèo đực dễ bị hơn vì niệu đạo bé hẹp hơn so với mèo cái và dài tầm 10cm. 

Nguyên nhân của bệnh phải kể đến:  

  • Thiến mèo quá sớm khi mèo đực chưa phát triển hết (≤ 6 tháng) cũng làm tăng khả năng hẹp niệu đạo, làm mất hormone sinh dục ảnh hướng đến hệ tiết niệu: 
  • Mèo ở trong môi trường căng thẳng kéo dài: thay đổi môi trường sống, mèo hoang tranh giành lãnh thổ, gần nhà có công trình xây dựng
  • Môi trường vệ sinh bẩn: chậu cát để lâu không dọn lại đặt ở nơi có tiếng ồn , bát ăn hôi mốc. Mèo là con vật nhạy cảm lại ưa sạch sẽ, và ko thích thay đổi môi trường sống
  • Mèo bị dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến đường tiết niệu
  • Quá trình sinh hoạt ăn quá nhiều hạt khô công nghiệp, uống ít nước hoặc không đủ nước
  • Lạm dụng các thực phẩm chức năng, uống nhiều thuốc và vitamin tổng hợp 
  • Tình trạng rối loạn tiêu hóa, thừa cân béo phì, bệnh thận...

Có 2 loại sỏi hay thấy nhất là:

  1. Sỏi Struvite thường xuất hiện trong nước tiểu có chất kiềm: độ pH cao ( dễ thấy ở mèo dưới 7 tuổi): quá trình ăn sử dụng nhiều thực vật 
  2. Sỏi Oxalate xuất hiện trong nước tiểu có chất axit: độ pH thấp: quá trình ăn sử dụng nhiều lúa mì và đậu nành (xuất hiện ở mèo 7-10 tuổi)

Để kiểm tra độ pH nước tiểu , chúng ta có thể sử dụng giấy quỳ tím: độ pH thích hợp là từ 6-6,5 với màu xanh vàng là độ pH tối ưu. Thời gian kiểm tra tốt nhất là trước khi ăn sáng vào lần đi vệ sinh đầu tiên của mèo

Bệnh sỏi tiết niệu thường có biểu hiện: 

+ Mèo kêu nhiều, liếm bộ phận sinh dục liên tục

+ Mệt mỏi, mất nước

+ Căng thẳng khi đi tiểu , khó đi tiểu 

+ Chán ăn giảm cân

+ Nước tiểu có máu ,do sỏi cọ xát đường niệu đạo gây đau đớn.

Cách phòng chống và kiểm tra bệnh: 
+ Sờ vào chân sau thường xuyên để kiểm tra
+ Giữ mèo có 1 cơ thể cân đối
+ Thay đổi thói quen sinh hoạt ăn uống: hạn chế ăn đồ khô, bổ sung ăn đồ mềm như pate, không ăn uống quá nhiều thuốc thực phẩm chức năng
+ Luôn giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, thơm tho, hạn chế căng thẳng cho mèo.
+ Dẫn mèo đi khám bệnh tổng quát để phát hiện sớm bệnh: 6 tháng/lần




Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy luôn quan tâm và chăm sóc các bé mèo của mình một cách tốt nhất để mèo luôn có sức khỏe tốt nhé các bạn. 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: